TỔNG QUAN VỀ NHIỄM GIUN SÁN VÀ CÁC XÉT NGHIỆM GIÚP PHÁT HIỆN TÌNH TRẠNG NHIỄM GIUN SÁN

Địa chỉ: 53 Phạm Hữu Chí, Phường 12, Quận 5, TP.HCM - Cách cổng số 4 BV Chợ Rẫy 30m về hướng BV Hùng Vương

Giờ làm việc: 6h00 - 16h00 / Thứ 2 - Thứ 7

Hotline hỗ trợ :

088.688.5353 - 0911.979.919 - 0941.514.841

TỔNG QUAN VỀ NHIỄM GIUN SÁN VÀ CÁC XÉT NGHIỆM GIÚP PHÁT HIỆN TÌNH TRẠNG NHIỄM GIUN SÁN

Ngày đăng: 24/06/2024 02:27 PM

    1. Tổng quan nhiễm giun, sán 

    Giun, sán là các động vật đa bào, sống ký sinh trong cơ thể động vật và con người chủ yếu ở đường tiêu hóa như: tá tràng, ruột non, ruột già, hậu môn. Ngoài ra giun/sán còn ký sinh lạc chỗ ở các cơ quan khác như: tim, phổi, mắt, cơ,.... Khi chúng ở giai đoạn trưởng thành thường có kích thước lớn, như giun đũa có chiều dài khoảng từ 15 - 30cm. 

    Tỷ lệ nhiễm giun, sán ở nước ta tương đối cao, ở nam giới tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn hơn nữ giới. 

    Nhiễm giun, sán được chia thành 2 loại chính: Giun, sán ký sinh trong thành ruột và giun, sán ký sinh ngoài ruột (ở các cơ quan nội tạng, trong máu,...).

    2. Nguyên nhân dẫn đến nhiễm giun, sán

    Có 2 nguyên nhân chính gây nhiễm giun, sán: 

    Điều kiện khí hậu ở nước ta là nhiệt đới ẩm, gió mùa rất thuận lợi cho các loại giun, sán sinh sôi và phát triển. 

    Thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc, mất vệ sinh, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm giun, sán. 

    Nhiễm giun, sán chủ yếu qua đường tiêu hóa do các thói quen kém vệ sinh như: mút tay, cắn móng tay, không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, uống nước chưa đun sôi, ăn thực phẩm sống, rau sống,... 

    3. Triệu chứng

    Khi nhiễm giun sán, người bệnh sẽ sớm có các triệu chứng của sự rối loạn tiêu hóa và một số biểu hiện khác như sau:

    • Tiêu chảy hoặc táo bón.
    • Đau bụng vùng rốn, đau liên tục tái đi tái lại.
    • Đi cầu có lẫn giun sán.
    • Người nhiễm giun kim thường bị ngứa vùng hậu môn mỗi buổi tối muộn, đặc biệt là trẻ em.
    • Tiêu chảy, phân lúc đặc lúc lỏng.
    • Trẻ con nhiễm giun sẽ biếng ăn, khó chịu, hay quấy khóc không chịu ngủ.
    • Thiếu vitamin và chất khoáng.
    • Thiếu máu, đi cầu ra máu.

    4. Các xét nghiệm giúp phát hiện tình trạng nhiễm giun, sán hiện nay 

    Xét nghiệm giun sán là xét nghiệm được chỉ định trong chẩn đoán và phát hiện bệnh lý nhiễm giun sán ở người. Có 2 loại xét nghiệm giun sán chính là xét nghiệm máu và xét nghiệm phân. 

    4.1 Xét nghiệm máu

    Xét nghiệm máu tìm sự xuất hiện kháng thể của ký sinh trùng trong máu người bệnh . Nếu kết quả dương tính với kháng thể ký sinh trùng, người bệnh nhiễm giun, sán. Ngược lại, kết quả âm tính đồng nghĩa với người bệnh khỏe mạnh, không nhiễm giun, sán. Xét nghiệm này được sử dụng nhiều trong chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng ở người. 

    4.2 Xét nghiệm phân

    Xét nghiệm phân là xét nghiệm được thực hiện để tìm trứng giun, sán có trong phân người bệnh từ đó đưa ra kết luận. Ngoài ra, đối với các loại giun, sán khác nhau thường có các xét nghiệm khác nhau. Ví dụ, đối với ấu trùng giun lươn thường sử dụng xét nghiệm dịch màng phổi hoặc sử dụng phương pháp nội soi trong tìm giun, sán lạc chỗ. 

    Xét nghiệm giun, sán còn được kết hợp với siêu âm, chụp cắt lớp, CT-Scan,... trong chẩn đoán bệnh lý nhiễm giun sán.